THỜ Ơ VỚI VĂN HÓA LỊCH SỬ NƯỚC NHÀ + TÂM LÝ TỰ NHỤC NHƯỢC TIỂU = MỘT THẢM HỌA!
Điều nhục nhã nhất mà một người có thể làm là gì? Đó là hành động tôn thờ những kẻ xâm lược, coi quân xâm lược là “khai hóa một nền văn minh, coi hành động cướp bóc cổ vật về “mẫu quốc” là “giúp bảo tồn nền văn minh”, “phương Tây yêu nghệ thuật nên họ sẽ biết trân trọng còn chúng ta thì không”, “bảo vật có đẹp người ta mới mang về, phải tự hào chứ”, “nhà nghèo không nên giữ cổ vật, để nước ta giữ hộ cho”... Ờ thì cũng giống như kiểu, vợ bạn đẹp lắm, nhưng chưa giàu bằng tôi, đưa tôi giữ hộ vợ cho...
Lòng tự tôn dân tộc của các nhiều người bị vứt hết ra sọt rác rồi à?
Đó là một vài nhận định của dân mạng Việt Nam xung quanh câu chuyện bảo vật tượng thần Shiva của Việt Nam đang được trưng bày tại bảo tàng Pháp. Trước đây, bức tượng này được trưng bày tại Tháp Bánh Ít, Bình Định, sau đó bị cướp phá về Pháp.
Nhiều người Việt cho rằng người Pháp yêu cổ vật lắm, họ sẽ không bao giờ phục chế sai lầm hoặc bảo tồn hỏng các di tích, cổ vật đâu. Họ đưa cổ vật coi như cái công vì họ đã khai phá nền văn minh cho chúng ta (?).
Chắc là nhiều bạn còn biết về vụ cháy Nhà thờ Đức Bà Paris, một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng nhất nước Pháp. Nguyên nhân vụ cháy là do các cha đã bất chấp các quy định an toàn, điều phối công nhân lắp đặt các thiết bị điện sai nguyên tắc không thông qua kiến trúc sư trưởng phụ trách nhà thờ. Tiếp nữa, tờ Le Canard enchaîné phát hiện ra đội ngũ quản lý việc bảo dưỡng, phục dựng nhà thờ đã để công nhân hút thuốc trong khu vực cấm… Vụ cháy này đã khiến rất nhiều cổ vật của Pháp “thành tro bụi” và thiệt hại khoảng trên 500 triệu Euro.
Cuối năm 2020, nhà chức trách Pháp đã phát hiện ra một đường dây tuồn, bán cổ vật từ các bảo tàng Pháp ra chợ đen, số lượng lên tới 27.000 đồ tạo tác khảo cổ từ thời kỳ đồ đồng đến thời La Mã. RFI dẫn nguồn tin cho biết có rất nhiều cổ vật, đổ tạo tác khảo cổ đã bị hỏng hóc, bị biến dạng, bị thay đổi nhằm phục vụ nhu cầu “đẹp đẽ” trong mắt các nhà sưu tầm. Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Pháp Bruno Le Maire phải lên tiếng gay gắt rằng: “Những người này đã vì lợi nhuận và niềm vui ích kỷ của một số ít người khác đã tước đoạt di sản chung của chúng ta và xóa bỏ toàn bộ lịch sử của chúng ta”.
Lấy lý do “khai hóa văn minh” hay “bảo tồn cổ vật”, mà người Pháp đã từng phá rất nhiều đền, tháp công trình của người Campuchia. Với lý do “không thể mang của văn hóa Angkor” về Pháp, người Pháp đã lấy những thứ tinh túy nhất, đó là những bức tượng. Họ phá hủy toàn bộ hoặc một phần các ngôi đền tại Campuchia, đưa các bức tượng hoặc cổ vật về. Louis Delaporte - một trong những nhà khảo cổ nổi tiếng nhất nước Pháp đã đưa 70 bức tượng của văn hóa Angkor về Pháp bằng phương pháp đó vào năm 1873. Câu chuyện tương tự như ở Campuchia đã diễn ra ở Việt Nam, Trung Quốc, Bắc Phi.
Nhiều bạn cứ có trong người một suy nghĩ là phương Tây luôn tốt và văn minh, báo chí cũng thường chỉ nhăm nhe đưa những tin tốt còn những tin xấu thì tảng lờ. Rồi một tâm lý sùng bái phương Tây ra đời. Phương Tây có những điểm rất tốt, nhưng không phải là một thực thể toàn năng. Người ta thấy Pháp đang bảo quản rất nhiều cổ vật phương Đông, nhưng quá trình những cổ vật đó xuất hiện ở Pháp, toàn là máu, nước mắt, sự phá hủy văn hóa nặng nề. Các bạn nhìn thấy cổ vật trong bảo tàng sang trọng, nhưng các bạn không biết được rằng để lấy các cổ vật ấy ra trước ánh sáng, thì hàng trăm, hàng ngàn đền, điện, đài, công trình… đã bị phá hủy. Đó là biện pháp “đốn cả rừng cây để lấy một cành cây”.
Tâm lý ngưỡng mộ phương Tây cực đoan, sính ngoại bài nội, kèm theo suy nghĩ nhược tiểu, tự nhục khiến cho nhiều người cứ đinh ninh rằng Việt Nam hèn kém, bé nhỏ, tiểu tốt. Chứ họ đâu có biết rằng Việt Nam đã từng oai hùng và huy hoàng như thế nào. Đúng là có hiện trạng một số công trình mà chúng ta làm chưa tốt, dẫn đến bị biến dạng, phá hủy, nhưng đó chỉ là thiểu số, không thể lấy những ví dụ đó để minh chứng chúng ta vô dụng được. Cũng như lấy ví dụ bê bối ở Pháp, nhưng không thể khẳng định toàn bộ ngành bảo tàng, khảo cổ của Pháp là rác rưởi được. Nhiều người Pháp còn hỗ trợ rất tích cực Việt Nam trong công tác lưu trữ, bảo tồn, tôn tạo… Cái quan trọng là phê phán cái sai, khen ngợi cái đúng. Nhưng nhiều người chỉ nhăm nhe vào một vài lỗi sai ta rồi phủ quyết, còn lỗi của các nước Tây phương thì khuất mắt bỏ qua.
Dạo trước, có một vài đề xuất xây bảo tàng để bảo tồn văn hóa tín ngưỡng, tạo điều cơ sở vật chất lưu giữ cổ vật khảo cổ thì chửi lên chửi xuống, sao không để tiền cho dân nghèo. Rồi sau đó lại quay lại chửi là không làm gì, không biết giữ gìn, người ta giữ hộ tốt hơn. Bảo tàng xây ra, hiện vật được bảo quản lưu giữ thì không đi xem, không chịu đi xem đi coi. Rồi đọc dăm ba bài báo và thành chuyên gia phán xét. Thế rốt cuộc là muốn thế nào?
Trong những năm gần đây, do điều kiện kinh tế đi lên, việc bảo quản, tôn tạo các di tích, cổ vật đang diễn ra tương đối tốt. Có hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn cổ vật nữa đang được bảo quản cực kỳ tốt. Một đám trẻ ranh quăng mắt sang nhìn cổ vật Việt Nam ở bên nước ngoài rồi chửi bới đất nước đã bao giờ đến các bảo tàng như Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Bảo tàng Điêu khắc Chăm, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế... chưa? Rồi những ngôi chùa cổ được trùng tu, tôn tạo bề thế hơn. Đã biết đến việc phục chế Hoàng thành Thăng Long, Cố đô Huế, Mỹ Sơn hay Bãi cọc Bạch Đằng Giang chưa? Rồi hơn 160 bảo vật quốc gia được cất giữ, bảo tồn nghiêm ngặt chưa? Hay ví dụ như bảo tàng điêu khắc Chăm ở Đà Nẵng với 275 hiện vật có giá trị, được bảo tồn nguyên vẹn, kỹ càng tiêu chuẩn quốc tế. Và liệu các bạn có biết “hầm” dưới tòa nhà Quốc hội Việt Nam, trưng bày hàng chục ngàn di vật khảo cổ thời kỳ Lý Trần trong điều kiện “5 sao” - một trong những nơi trưng bày độc đáo nhất châu Á.
Người Trung Quốc, người Hàn Quốc… cũng ở trong một tình cảnh như người Việt. Nhưng với tâm thế Đông Á tự tôn, họ đang nỗ lực đưa cổ vật về nước bằng nhiều cách, như đấu giá, ngoại giao và cả… "ăn trộm". Còn người Việt thì sao? À, một số người còn nói là thôi để nước Pháp vĩ đại giữ đi vì chúng ta không xứng đáng nữa cơ mà.
Nhìn thấy những cổ vật quý giá của Việt Nam ở bên phương Tây, bên cạnh niềm vui vì những cổ vật còn toàn vẹn, nhưng phải thấy nhục về một thời đại bị lũng đoạn, đứt gãy, phá vỡ văn hóa.
Một tâm thế cần thiết lúc này là chờ đợi một ngày trong tương lai, khi những cổ vật được đưa về Việt Nam bằng nhiều cách, được trưng bày trong những viện bảo tàng to, đẹp, rộng rãi ở Việt Nam, để thế hệ con cháu chúng ta biết về một thời điểm nước Việt hào hùng, to đẹp, đầy bản sắc.
---
#tifosi
Tư liệu tham khảo:
1. See 7 of the Most Precious Relics That Survived the Blaze at Notre Dame, Artnet
2. It’s Time for French Museums to Return Cambodian Artifacts, The Diplomat
3. 27,000 'priceless' archaeological artefacts seized in eastern France, RFI
4. Illegal trafficking of cultural goods in countries in conflict, Netcher
Và một số nguồn khác.
museums in french 在 Facebook 的最佳貼文
❤️ 在陪伴家人三個禮拜的時間後,我們終於到了全世界最浪漫的巴黎城市好好享受兩人的時間,過了個浪漫的週末.
這裡有數不完的紀念碑,博物館,購物街,餐廳,有太多太多的選擇。旅行時我最喜歡的事情是去體驗各種獨特的飯店!但為了避免到人太多的地方,我們使用 #dayuse 網站讓我們白天也可以訂到非常好的飯店跟設施及提供網站獨家的優惠價格。
短短的週末要逛完巴黎實在蠻難的,參觀了一整個早上走的很累,最後我們選擇到 Hôtel Amour 歇歇腳,沒有想到這是一間波西米亞藝術風格的隱密飯店坐落在巴黎市中心靠近皮加勒廣場跟蒙馬特區。我們只預定白天的時段但已經非常足夠我們在飯店的私密花園享受一個早午餐跟同時體驗由飯店設計營造的復古懷舊風格的獨特房間。
我非常開心利用了這個網站讓我們可以找到這個特別的飯店好好充電休息一下。這是一個由法國公司成立的網站,透過這個網站可以在全世界25個國家訂到我們想要的飯店,對我們來說非常的方便,之後會再找時間跟大家好好分享這個網站!
After 3 weeks visiting my family, we are finally enjoying a nice romantic weekend in the most beautiful city in the world, Paris.
Monuments, museums, shopping, restaurants.. I bet you know there thousand things to do in Paris.
But one of my favorite is to visit unique hotels!
Rather than spending time in crowded places, we used Dayuse.com , a website that allows you to book an hotel room during day time in awesome hotels with it facilities and with special offers.
We got quite tired to walk around the city this morning so it was really nice to stop at @hotelsamourparis, a bohemian arty style hotel next to Pigalle and Montmartre. We booked it morning to afternoon, enough time to enjoy a late breakfast in their secret garden get some rest in a vintage style room and feel the nostalgia created by the hotel design.
It feels amazing to finally take some time for ourselves especially in such unique places.
I will share with you guys more about that website recommended by my friend, it’s a french company that already developed in 25 countries and their service is awesome!
museums in french 在 國發會 Facebook 的最佳貼文
#2030雙語國家政策 #文化部篇
領到 #藝FUN券 的你用了嗎?
逛展覽、買書、看電影時
不妨注意一下 文化部 在 #雙語政策 上的努力喔!
📍文化部所屬博物館打造雙語環境
持續將各博物館的指標和文宣品雙語化,
也提高英語導覽人才的數量
讓外國人欣賞臺灣藝術之美時,能跨越語言隔閡,
更加了解每個作品的精隨
📍各官網全面雙語化
文化部的網站不只有英文版,還有日、法、西多種語言!
網站持續更新文化部的新聞及活動、也配合海外文化單位推出活動報導等
📍新聞稿雙語化
國際交流參展、文化活動等新聞稿雙語化比例過半
宣揚台灣的藝文能量
#雙語編碎碎念
你知道文化部轄下有哪些博物館嗎?
留言告訴我們,
雙語編會抽出一位送神秘小獎喔!
-----------
Have you used up your Arts FUN Go vouchers?
When you’re out at an expo or theater, keep an eye out for all the Ministry of Culture bilingual efforts!
💡Bilingual Environment at MOC Museums
The Ministry of Culture is pressing on with efforts to make signage and displays bilingual, and increase the number of English-speaking tour guides.
These efforts help ensure that foreign guests will be able to enjoy Taiwan’s arts and culture and let them better appreciate every work.
💡Bilingual Websites
MOC websites have more than just English versions, there are also Japanese, French, and Spanish!
These sites will constantly be updated with new MOC news and activities, and work with overseas agencies to produce activity reports.
💡Bilingual Press Releases
Over half of all international exchange exhibitor or cultural activity press releases are now bilingual, promoting Taiwan’s artistic prowess
Do you know what museums are under the MOC?
Tell us in the comments below for a chance to win a prize!
museums in french 在 Top 100 Best Museums in France (2022) - WhichMuseum 的相關結果
The best museums in France in 2022 · Musée d'Orsay 1. Musée d'Orsay. Paris · Louvre Museum 2. Louvre Museum. Paris · Musee de l'Orangerie 3. Musee de l'Orangerie. ... <看更多>
museums in french 在 Top 10 Most Visited Museums in France - French Moments 的相關結果
Click here to learn which are the Top 10 Most Visited Museums in France, mostly located in Paris, including the Louvre to the Pompidou Centre. ... <看更多>
museums in french 在 French Translation of “museum” - Collins Dictionary 的相關結果
French Translation of “museum” | The official Collins English-French Dictionary online. Over 100000 French translations of English words and phrases. ... <看更多>